Liên hệ: hepaspirit@gmail.com hoặc cendispirit@gmail.com     *     Online: 1 - Visited: 431748
Cendi - Worship Nature
'Hồn nhiên, lãng mạn, bản lĩnh, bao dung và khát khao tự do là vốn trời cho. Nếu ta giá trị được món quá ban tặng đó của Ông Trời như phụng dưỡng mẹ cha ta, ta sẽ có được tự do của chính ta. Doanh nhân Cộng đồng luôn âm thầm thờ phụng món quà tự do của ông Trời ban tặng đó ở các cánh rừng già tưởng là giản đơn mà sâu lắng đến ngỡ ngàng' Trần thị Lành 2015!
Xuất bản
Xuất bản

Tin nổi bật

news Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Quản lý, sử dụng đất nưong rẫy vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thực trạng và giải pháp”.
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư” trong giao đất, giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng.
news Thể chế hóa logic và minh bạch Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu bằng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Đất đai
news Ba Điều hiện thực hóa Cương lĩnh Chính trị và Quan điểm Lập pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam phải có trong Luật Đất đai sửa đổi 2013 tại Quốc Hội khóa XV
news Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực
news TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong
news Xây dựng mô hình phát triển NNST (Rừng-rẫy-ruộng) gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa phương và xã hội hóa giai đoạn 2021-2025
news Một vài chia sẽ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hậu Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng (2014-2021) tại địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
news Liệu GMO (Sinh vật biến đổi gen) có thực sự giúp được các nước phía Nam bán cầu

Video

Monsato or Eco-Farmer!?

  • Tiến thoái lưỡng nan giữa sự sống còn của người nông dân tại các quốc gia Đông Nam á hay là tập đoàn hoành tráng với những tên gọi vang động cả địa cầu như Monsanto, Syngenta, hàn lâm viện chuyên lúa IRRI... đã diễn ra tại thủ đô Manila với sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự thấp cổ bé họng nhưng giàu lòng ân nghĩa với thiên nhiên, đất nước và con người ở vùng  đắc địa: Hymalaya, Ấn độ, Bangladesh, Philippiness, Indonesia, Thái land, and Fansipan Việt nam dưới sự điều phối của tổ chức Masipag-www.masipag.org, Philippines. Các tổ chức xã hội dân sự của các nước này loay hoay đàm đạo giải pháp cho chính mình nhằm góp phần bé nhỏ đồng hành cùng người nông dân tại các quốc gia này có được những sáng kiến đột phá để kháng cự lại thủ đoạn săn lùng tài nguyên con người và thiên nhiên rất ăn ý của các tập đoàn đến từ hợp chủng quốc Hoa kỳ đang tung hoành ngang dọc tại khu vực Đông Nam Á này. Golden Rice là giống lúa  biến đổi gen đang được thử nghiệm tại Philippiness với sự chung tay của các tập đoàn khai sinh từ hợp chủng quốc Hoa kỳ và sự tham gia của viện chuyên lúa xuyên biên giới  IRRI (Viện IRRI này đã từng là địa chỉ tín nể của nhiều học giả thành danhthuộc nhiều quốc gia dễ tin trong khu vực’  trú tại thủ đô Manila, Philippines - thời kỳ hoàng kim của ‘Green Revolution’ khởi xướng từ  ‘Nhà trắng’ sau đại chiến thế giới thứ hai; và sự  phát tán thuật ngữ vô thức của  ‘nông nghiệp xanh’) mà hàng tỉ nông dân trên toàn thế giới đã vô tình trở thành đồng phạm hủy diệt sự vận trù theo qui luật của vũ trụ hơn nửa thế kỷ. Tại Indonesia, giống cây bông biến đổi gen đã được áp dụng từ năm 2000, nhưng đã bị người nông dân và phong trào dân sự phản đối mạnh mẽ. Đến năm 2009, Ủy ban Quốc gia về vấn đề biến đổi gen kỳ vọng sẽ mở cửa cho giống ngô biến đổi gen như một chiến lược thương mại của quốc gia Indonesia. Hiện tại ở Indonesia đã cấp chứng chỉ cho 16 loại gen nhập nội và 3 dòng sản phẩm an toàn cho súc vật và 5 sản phẩm àn toàn về môi trường. Tại Kalimanta, 250.000 ha đất được qui hoạch cho vùng lúa năng suất cao. Tại JAVA, 140.000 ha đất giành trồng ngô chế biến cám cò của tập đoàn CP Thailand. Giới xã hội dân sự Indonesia cảnh báo rằng, đây là bước đệm cho tập đoàn Monsanto, Syngenta tiếp tục đồng hóa tập đoàn giống bản địa và tri thức tộc người tại quốc gia này trở thành nô lệ giống biến đổi gen của những thủ đoạn hủy diệt thiên nhiên của các tập đoàn đến từ chủng quốc Hòa kỳ. Cũng tại JAVA, một giống lúa DARINGAN tồn tại hàng ngàn đời tại đảo này và là giống lúa ngon thơm đặc biệt đã bị IRRI quốc tế đánh cắp mà các tổ chức xã hội dân sự đã phát hiện với đầy đủ các bằng chứng đang chờ ngày lan tỏa và ắt sẽ hầu tòa như MONSANTO hiện đang bị tòa án dân sự vì công lý La Haye, Hà lan phán xét. Các tổ chức xã hội dân sự Indonesia cảnh bảo cho 2,5 triệu nông dân và ít nhất là 1 triệu ha đất sẽ phải đẩy vào thảm cảnh ngàn cân treo sợi tóc.

    Tiến sĩ D.Narasimha Reddy, công dân Ấn độ, làm việc tại tổ chức PAN (Pesticide Action Network)  bày tỏ: tính đến năm 2016 có 105.948 triệu hectares và 104. 32 triệu tấn sản phẩm (chiếm tới 50% tổng số lượng hạt giống biến đổi gen) trên đất nước Ấn độ bao gồm: sản phẩm biến đổi gen chủ đạo hợp pháp là cây bông. Ngoài ra những sản phẩm không hợp pháp như ngô, chuối, đủ đủ, đậu tương biến đổi gen len lõi khắp thị trường Ấn độ. Tiến sĩ bộc bệch, đất nước chúng tôi đang đứng trong thảm cảnh đất chết, nước trên các dòng sông câm lặng. Nông dân mất đất, trẻ em nông thôn cơ nhỡ, nạn ô nhiễm không khí, nguồn nước và thức ăn đến mức báo động.

    Ông Biswa Mohan Mohanty của tổ chức ORRISSA, Ấn độ, đang nổ lực cùng nhóm nông dân Ấn độ giữ lại tập đoàn giống bản địa tại các làng nông thôn nhỏ. Tổ chức của ông đang từng bước nhân rộng các mô hình này ra nhiều điểm tại các vùng nông thôn Ấn độ. www.orrissa.org

    Tại hội nghị này, các ý kiến của các nhà nghiên cứu hiểu biết và có đạo đức với hệ sinh thái - ngôi nhà của mọi sinh linh, cảnh báo với các tổ chức xã hội dân sự rằng, nếu ta chần chừ, chỉ cần nửa thập kỷ tới, sức công phá của các tập đoàn từ hợp chủng quốc Hoa kỳ với sự vỗ tay hoan hỉ của các kiểu doanh nghiệp muốn có tiền nhanh nhất và muốn làm giàu bằng mọi giá với sự bao cấp đầy thủ đoạn của các tập đoàn mẹ như MONSANTO, SYNGENTA và tập đoàn cám con cò - CP Thái land sẽ nuốt chửng giống bản địa, tri thức địa phương, hệ sinh thái tự nhiên và vốn 5% chất hữu cơ duy nhất của trái đất thuộc khu vực Đông Nam Á để đồng bọn hóa thành vũ khí ‘xanh’ đầu đọc hệ sinh thái và loài người trên toàn hành tinh. Những cánh đồng vô tội thuộc các quốc gia Đông Nam á sẽ là bãi thương trường nồng nặc mùi thuốc diệt cỏ, những dòng sông trở thành câm lặng. Thế trận đảo lộn sẽ đến mức quoái dị trên toàn khu vực.

    Bà Trần thị Lành cảnh báo về tính mạng của tập đoàn giống bản địa của các tộc người và những phương thức canh tác truyền thống nương tựa vào hệ sinh thái vùng cao rất dễ bị tổn thương của họ đang đứng trước ngàn cân treo sợi tóc của những con bão hợp pháp của các tập đoàn đến từ hợp chủng quốc Hoa kỳ dưới chiêu của ‘American IRRI’ với thủ đoạn WTO Latent Law US. Không còn bán tính bán nghi gì nữa, bộ ba xe pháo mã WB-WTO- IMF đang hoành hành khắp hành tinh với chiêu công nghiệp hóa để hiện đại, hiện đại hóa để khai sáng văn minh siêu thị nhất thời sẽ là tự sát từng giờ. Giáo chủ Marxit đã cảnh báo ‘tư bản dãy chết’ đang được chứng ngộ mỗi ngày và trở thành bất hủ! (Trần thị Lành tại Manila, April 19, 2017)