Liên hệ: hepaspirit@gmail.com hoặc cendispirit@gmail.com     *     Online: 1 - Visited: 435178
Cendi - Worship Nature
'Hồn nhiên, lãng mạn, bản lĩnh, bao dung và khát khao tự do là vốn trời cho. Nếu ta giá trị được món quá ban tặng đó của Ông Trời như phụng dưỡng mẹ cha ta, ta sẽ có được tự do của chính ta. Doanh nhân Cộng đồng luôn âm thầm thờ phụng món quà tự do của ông Trời ban tặng đó ở các cánh rừng già tưởng là giản đơn mà sâu lắng đến ngỡ ngàng' Trần thị Lành 2015!
Xuất bản
Xuất bản

Tin nổi bật

news Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Quản lý, sử dụng đất nưong rẫy vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thực trạng và giải pháp”.
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư” trong giao đất, giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng.
news Thể chế hóa logic và minh bạch Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu bằng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Đất đai
news Ba Điều hiện thực hóa Cương lĩnh Chính trị và Quan điểm Lập pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam phải có trong Luật Đất đai sửa đổi 2013 tại Quốc Hội khóa XV
news Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực
news TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong
news Xây dựng mô hình phát triển NNST (Rừng-rẫy-ruộng) gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa phương và xã hội hóa giai đoạn 2021-2025
news Một vài chia sẽ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hậu Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng (2014-2021) tại địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
news Liệu GMO (Sinh vật biến đổi gen) có thực sự giúp được các nước phía Nam bán cầu

Video

Phương án quản lý, bảo vệ Rừng Khu bảo tồn Sinh thái HEPA

  • 1. Khái quát chung về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng:

    Để có được một mô hình nghiên cứu và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng; bảo tồn được tính đa dạng sinh học tự nhiên; tạo tiền đề cho học sinh, sinh viên, chuyên gia, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà lập định chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, những người dân vùng đầu nguồn đến tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, nhằm nhân rộng ra các vùng khác nhau; Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Vùng cao (CHESH) đã xây dựng và trình các cấp thẩm định, phê duyệt luận chứng: “Nghiên cứu và phát triển mô hình bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền vững tài nguyên rừng tại lưu vực đầu nguồn sông Ngàn Phố, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”, gọi tắt là mô hình HEPA.

    Sau khi luận chứng mô hình HEPA được Liên Hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phê duyệt 1 , UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định2 giao cho Trung tâm HEPA 285,4 ha đất rừng tại Tiểu khu 70 và 72 thuộc Rào Àn, sông Ngàn Phố, nằm trên địa giới hành chính của xã Sơn Kim 1 và xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

    Toàn bộ diện tích rừng được giao của mô hình HEPA là rừng thứ sinh trước đây thuộc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn mà tiền thân của nó là Lâm trường Hương Sơn quản lý.

    Do lịch sử để lại với những lỗ hổng về chính sách bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trước đây, cũng như công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng rừng tự nhiên của đơn vị quản lý còn nhiều bất cập, yếu kém dẫn đến rừng bị khai thác kiệt quệ, cấu trúc rừng tự nhiên bị biến đổi, tình trạng khai thác gỗ, săn bắt thú rừng trái phép diễn ra trong thời gian dài tại thời điểm những năm 1990. Mốc đổi mới nông lâm trường vào những năm 1990 trở thành các công ty dịch vụ nông - lâm nghiệp là thời kỳ rừng bị khai thác ồ ạt và bừa bãi. Hậu quả đã làm cho tính đa dạng sinh học trên diện tích đất rừng của mô hình HEPA nói riêng cũng như rừng đầu nguồn sông Ngàn Phố nói chung bị xâm hại nghiêm trọng cần phải được bảo vệ kịp thời để bảo tồn được tính đa dạng sinh học của khu vực này.

    Tải về để xem chi tiết!