Lời tựa
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là đất nước duy nhất có một nền Hiến pháp với Bộ Ba gốc rễ mà không có một quốc gia nào có được. Bộ Ba gốc rễ đó là: 1) Nhân dân là Chủ nhân của Nhà nước – Điều 2, Hiến pháp 2013; 2) Nhân dân là Chủ sở hữu tài nguyên đất, theo đó, mỗi công dân Việt nam với hai sứ mệnh trên từng thửa đất và trên toàn bộ 75 triệu thửa đất thuộc lãnh thổ Việt nam – Điều 53, Hiếp pháp 2013; 3) Quốc hội là cơ quan Đại biểu cao nhất đại diện cho Nhân dân – Điều 69, Hiếp pháp 2013. Đất nước và con người Việt Nam đã, đang và sẽ tự tin và tự chủ bước trên Đại lộ VĂN HIẾN với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước. VĂN là nhân dân Việt Nam. HIẾN là chế độ chính trị tối thượng. Văn Hiến Việt Nam, xưa và nay, luôn duy dưỡng lập trường và bản lĩnh chính trị xuyên suốt từ khi đất nước giành độc lập, Hiến pháp năm 1946, cải cách ruộng đất và bước trên con đường xây dựng Xã hội Xã hội Chủ nghĩa, Hiến pháp năm 1959, qua chiến tranh và giành hòa bình, Hiến pháp năm 1980, tái thiết đất nước, Hiến pháp năm 1992, chuẩn chỉnh hành trang hòa nhập cơ chế thị trường, Hiến pháp năm 2013; Hiến Pháp đất nước ta vẫn luôn kiên định một lý tưởng, một mục tiêu nhằm hiện thực hóa Ý CHÍ và TÂM NGUYỆN của nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử phát triển Việt Nam. Ý chí và nguyện vọng của nhân dân với sứ mệnh là Chủ nhân của Nhà nước, Chủ sở hữu tài nguyên đặc biệt – đất đai và; chủ sử dụng 75 triệu thửa đất trên toàn lãnh thổ đã được Hiến pháp mặc định từ khi đất nước độc lập tới nay. Đây chính là bộ ba gốc rễ của một chế độ chính trị ổn định, lấy dân làm gốc mà chỉ có sự lãnh đạo toàn diện, triệt để và thống nhất của Đảng Cộng sản Việt nam mới có được. Đất nước và con người Việt nam đã và đang trường tồn trước sóng to, gió lớn, không hề lung lay và đổi thay theo thời gian, chính là do sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt dựa trên Bộ Ba gốc rễ đó của Đảng Cộng sản Việt nam. Với chế độ chính trị, Hiến pháp là quyền lực cao nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ Hiến pháp, hàng loạt các bộ luật liên quan tới kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường được ban hành nhằm mục tiêu duy nhất là thượng tôn ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Chiểu theo Điều 2 và Điều 53 (Hiến Pháp 2013), nhân dân Việt Nam có một đặc quyền, đặc trách và đặc ân duy nhất mà khó có ở bất kỳ một quốc gia nào: Nhà nước của Nhân dân, Đất đai của Nhân dân, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất đại diện cho Nhân dân.
Trên tinh thần Hiến định, Luật Đất đai số 13/2003/QH11 đã thể hiện đầy đủ, súc tích và thượng tôn tuyệt đối bộ ba gốc rễ của Hiến pháp tại Chương I. Điều 5. Điểm 1. Điều 11. Điểm 1. Chương II. Mục 2. Điều 21. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điểm 3. “Quy hoạch, kế hoạch SỬ DỤNG ĐẤT CẤP TRÊN PHẢI thể hiện NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT CẤP DƯỚI”. Điểm 7. Dân chủ và công khai. Điều 22. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điểm 2. Mục c. Dựa vào nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Điều 25. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điểm 4. UBND xã tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Điểm 5. Kế hoạch sử dụng đất của xã được lập chi tiết gắn với thửa đất.