Liên hệ: hepaspirit@gmail.com hoặc cendispirit@gmail.com * Online: 2 - Visited: 471582
Tin nổi bật
Video
01-27-2022 - 03:01:25
Xây dựng mô hình phát triển NNST (Rừng-rẫy-ruộng) gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa phương và xã hội hóa giai đoạn 2021-2025
- Anh A Thấp vừa hái xuống những trái ổi đầu tiên được trồng trên rẫy. Mặc cho cái nắng đậm đà trong những ngày tháng qua, những quả ổi vẫn rất giòn và ngọt. Đây là thành quả bước đầu mà anh Thấp được hưởng sau khi chuyển đổi rẫy trồng sắn (mỳ công nghiệp) sang trồng cây ăn quả năm 2020-2021. Anh là người tiên phong trong toàn thôn giảm diện tích mỳ từ 6 ha nay chỉ còn 1 ha của hộ gia đình.
Không chỉ có anh A Thấp, hơn 10 thanh niên trong làng Vi Pờ Ê 2, xã Pờ Ê đang cùng nhau phát triển các vườn rẫy cây ăn quả đa dạng loài, để thay thế dần cho cây mỳ công nghiệp. Việc canh tác mỳ độc canh trong thời gian qua đã cho thấy đất đai bị xấu đi nhiều, sau chu kỳ sử dụng 03-04-05 năm canh tác. Bên cạnh đó, nhiều diện tích rừng sản xuất đã bị chuyển đổi, khó có khả năng hoàn phục ít nhất 5-7-10 năm nữa; và nguồn nước tự nhiên được quan sát giảm hẳn đi rất nhiều. Nhiều bà con trong làng đã có ý kiến về hiệu quả kinh tế mang lại từ cây mỳ ngày càng thấp.
Trồng cây ăn quả là hoạt động sản xuất/canh tác mới của bà con. Từ trước đến nay, sinh kế của bà con dựa nhiều vào các hoạt động thu hái từ rừng, trồng mỳ cũ, trồng ngô trên rẫy và canh tác lúa nước truyền thống. Nhà nào, cơ bản, cũng có 2-3 ha đất rẫy để canh tác. Phương pháp luân khoảnh là cách canh tác truyền thống của đồng bào Tây Nguyên nói chung và người H’re nói riêng. Tuy nhiên, những năm gần đây do nhu cầu về củ mỳ công nghiệp tăng cao nên bà con đã ồ ạt trồng loài cây này để phát triển kinh tế. Kể từ năm 2015, hoạt động sản xuất mỳ công nghiệp lan rộng, đỉnh điểm là những năm 2018 – 2019 – 2020.
Nhiều năm trồng mỳ công nghiệp liên tục khiến đất bị thoái hoá, công chăm bón-làm cỏ tăng, đầu vào tăng trong khi giá mỳ bấp bênh và có năm xuống rất thấp. Bà con biết điều đó nhưng băn khoăn rằng nếu không trồng mỳ thì trồng cây gì, trồng liệu có được ăn không và phải bắt đầu như thế nào.
Cũng có nhiều người mạnh dạn trồng thử cây keo lá tràm nhưng cũng rất khó khăn vì trên này gió mạnh và lạnh, độ cao hơn 1,000m so với mực nước biển, mà cây keo chỉ phù hợp với những nơi có độ cao dưới 500m so với mực nước biển. Vì vậy, cây keo trồng ở đây rất chậm lớn và dễ bị gãy đổ hoặc chết. Cà phê cũng đã được thử nghiệm tuy nhiên các loại cây hàng hoá có tính thâm canh cao này gặp nhiều khó khăn với khả năng đầu tư, kỹ thuật canh tác và khả năng tiếp cận thị trường của bà con. Đã có những loài cây khác nữa như đương quy, sacha-ichi nhưng cũng chưa có nhóm cây trồng nào được áp dụng thành công hỗ trợ hình thành được hệ thống nông nghiệp bền vững trên vùng đất này, theo mô hình canh tác bền vững trên đất dốc.
Tải về để xem chi tiết!