Liên hệ: hepaspirit@gmail.com hoặc cendispirit@gmail.com     *     Online: 2 - Visited: 471584
Cendi - Worship Nature
'Hồn nhiên, lãng mạn, bản lĩnh, bao dung và khát khao tự do là vốn trời cho. Nếu ta giá trị được món quá ban tặng đó của Ông Trời như phụng dưỡng mẹ cha ta, ta sẽ có được tự do của chính ta. Doanh nhân Cộng đồng luôn âm thầm thờ phụng món quà tự do của ông Trời ban tặng đó ở các cánh rừng già tưởng là giản đơn mà sâu lắng đến ngỡ ngàng' Trần thị Lành 2015!
Xuất bản
Xuất bản

Tin nổi bật

news Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Quản lý, sử dụng đất nưong rẫy vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thực trạng và giải pháp”.
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư” trong giao đất, giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng.
news Thể chế hóa logic và minh bạch Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu bằng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Đất đai
news Ba Điều hiện thực hóa Cương lĩnh Chính trị và Quan điểm Lập pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam phải có trong Luật Đất đai sửa đổi 2013 tại Quốc Hội khóa XV
news Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực
news TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong
news Xây dựng mô hình phát triển NNST (Rừng-rẫy-ruộng) gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa phương và xã hội hóa giai đoạn 2021-2025
news Một vài chia sẽ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hậu Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng (2014-2021) tại địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
news Liệu GMO (Sinh vật biến đổi gen) có thực sự giúp được các nước phía Nam bán cầu

Video

Một vài chia sẽ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hậu Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng (2014-2021) tại địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum

  • Tổng quan chung:
    Phương pháp luận tiếp cận cộng đồng trong Giao Đất Giao rừng tại nhiều địa phương nơi bà con dân tộc thiểu số sinh sống do Liên minh LISO – các tổ chức tiền thân là TEW/CHESH/CIRD đã, đang và sẽ tiếp tục sứ mệnh từ những năm 1990s của thế kỷ 20 tới nay đã trên dưới 25 năm tuổi. Xem đường link để hiểu chi tiết hơn lịch sử của phương pháp luận tiếp cận cộng đồng các tộc người thiểu số.

    Những cố gắng và nỗ lực không ngừng, không nghỉ của Liên minh LISO về sứ mệnh góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên các lưu vực phòng hộ đầu nguồn xung yếu của Quốc gia Việt nam và Lào trong hơn 25 năm quan thông qua chiến lược Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng đã được tổng hợp và xuất bản trên nhiều dạng tài liệu. Tham khảo chi tiết tại:
    http://cendiglobal.org/336-why-rights-to-livelihood-of-indigenous-ethnic-communities-in-the-mekong-region-matter.html.
    http://cendiglobal.org/331-from-community-forest-land-right-to-livelihood-sovereignty-and-wellbeing.html.
    http://cendiglobal.org/335-spirit-forestland-custumary-law-and-indigenous-ethnic-minority-communities-in-viet-nam.html.
    http://cendiglobal.org/334-nurturing-customary-based-wellbeing.html.
    http://cendiglobal.org/332-livelihood-sovereignty-and-village-wellbeing.html
    http://datrungcongdong.org/

    Tư tưởng nền tảng và mục đích cuối cùng là giá trị cốt lõi về Chủ quyền Sinh kế của các tộc người trên minh triết Phụng dưỡng Thiên nhiên, được hiện thực hóa bằng chính sách ưu tiên của Nhà nước thông qua Luật Đất đai 2003. Điều 48. Điểm 3b và 3c. Điều 2. Điều 3. Điều 5. Điều 8. Điều 10. Điều 12. Điều 81, 83 và Điều 86. Luật Lâm nghiệp số 16/QH 14/2017, theo đó Liên minh LISO đã hiện thực hóa thông qua chương trình Giao Đất Giao rừng dựa vào cộng đồng với sự vào cuộc triệt để của Lãnh đạo các cấp từ địa phương tới trung ương ở các tỉnh miền núi Việt nam và tỉnh Luang Prabang, Lào. Chỉ tính riêng số diện tích rừng tín ngưỡng, rừng truyền thống bảo vệ nguồn nước dưới Quyền hợp pháp mang tên Cộng đồng/Buôn/Làng/Bản/ được Liên minh LISO tổng hợp đến ngày 16 tháng 11 năm 2020, đã có 43,620.58 hecta đất rừng trở về với 100 cộng đồng trên 07 tỉnh thành của cả Việt Nam và Lào. Trong tổng số nêu trên, tổng diện tích đất rừng giao cho các cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum là cao nhất, xem bảng 1

    Bảng 1: Tổng diện tích đất rừng truyền thống đã giao các cộng đồng (LISO, 2021).

    Tỉnh Tổng diện tích đã giao Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng mang tên Làng
    (Đơn vị: ha)
    Tỉnh Lào Cai 1,501.89
    Tỉnh Lạng Sơn 4,132.76
    Tỉnh Nghệ An 1.251.72
    Tỉnh Hà Tĩnh 285.40
    Tỉnh Quảng Bình 833.96
    Tỉnh Kon Tum 5,101.40
    Tỉnh Luang Prabang, Lào 30,513.00
    Tổng 43,620.58
     


    Tải về để xem chi tiết!