Rừng là đời sống hàng ngày của bà con tộc người thiểu số, rừng là trường học, rừng là bệnh viện, rừng là làng, làng là văn hóa của bà con. Mất rừng hoặc phải lìa khỏi rừng tức là mất cuộc sống hàng ngày, mất trường học, mất bệnh viện và mất bản sắc văn hóa của bà con.
Rừng, bản sắc sinh kế và văn hóa làng, bộ ba gốc rễ này là điều kiện tiên quyết để lưu truyền nền văn hóa, đặc thù kinh tế xã hội truyền thống bất thành văn của các tộc người qua các thế hệ. Rừng Làng và Làng cũng là nơi lưu giữ tập đoàn giống bản địa thuần chủng của Quốc gia.
Hiện tại bộ ba gốc rễ này đang có nguy cơ chia đàn xẻ nghé bởi sự can thiệp mạnh mẽ của kinh tế thị trường, đặc biệt là chương trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên cả nước ta.
Trong 5 năm trở lại đây, mục tiêu tăng trưởng kinh tế tài chính, mở mang diện tích để thử nghiệm các giống nông nghiệp năng suất cao như các loài ngủ cốc, củ quả, rau xanh và các tập đoàn cây công nghiệp đã và đang thay thế nhiều diện tích rừng tự nhiên bị chuyển sang rừng sản xuất để trồng cây cao su, cây keo, nhiều diện tích trồng lúa chuyển sang ngô biến đổi gen.
Việc mở rộng diện tích đất đai để trồng các giống năng suất cao, đặc biệt là giống biến đổi gen đồng nghĩa với việc nhập các loại phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng tưởng, đặc biệt là thuốc diệt hại: 1) diệt côn trùng, 2) diệt tảo,3) diệt nấm bệnh, 4) diệt sâu bọ, 5) Diệt cỏ, vô hình chung đã để lại hậu họa nghiêm trọng: 1) gây ô nhiễm lên mặt bằng của lớp đất mùn canh tác trong nông nghiệp, hủy diệt toàn bộ các tập đoàn vi sinh vật trong bề mặt của tầng canh tác, 2) gây xơ cứng các tầng nuôi dưỡng tầng canh tác của đất cho cây trồng (tầng chuyển tiếp và tầng tích tụ); 3) ô nhiễm nguồn nước ngầm trong đất, 4) Dư lượng của các loại hóa chất ngấm dần, lan tỏa và tích tụ trong các mạch nước ngầm; dẫn đến việc ô nhiễm môi trường đất, gây đột biến gen của nhiều loài thực vật trong tự nhiên và động vật ăn thực vật.
Tải về để xem chi tiết!