Nghị sự xuyên Á lần thứ 3 luận giải về nạn ô nhiễm đạo đức thị trường trên toàn châu lục, khích lệ mạnh mẽ giới trẻ ngoan hiền ở lại với ruộng đồng và theo bước chân của cha ông tìm lục lại nghề nông truyền thống ngay nơi chôn rau cắt rốn của mình trong một quan niệm mới về giá trị mà nghĩa của giá trị đó hoàn toàn đối lập với nền văn minh nông nghiệp công nghiệp và nông nghiệp thị trường trong gần 200 năm qua: “Không gian Vườn là Vựa Thức ăn Đậm đà Hương vị và Vô trùng” nhằm tiến tới giảm thiểu tối đa chuỗi môi giới thiếu minh bạch về năng lực quản trị và thiếu đạo đức thị trường do Trường Đại học Nông nghiệp Maejor, Thái lan tổ chức từ ngày 31 tháng 3 đến ngày mồng 2 tháng 4 năm 2017 tại Chiang mai đã hé lộ phong cách tư duy phóng khoáng từ nhiều nông dân trẻ thuộc Bhutan, Myanmar, Thái lan, Cambodia, Mỹ, Canada, Anh Quốc, Ấn độ, Srilanka và Lào. Tại hội nghị, giới hàn lâm cũng đã thú tội trước sự thật dại khờ và vô thức của họ trong nhiều thập kỷ đã để lại nhiều tội lỗi đối với đất, nước, không khí và nguồn thức ăn mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người. Tiến sĩ Kurma tuyên bố “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước. Chúng tôi, thế hệ già đã gây ra tội, nay kêu gọi con cháu đứng ra chuộc tội bằng sự lễ phép với thiên nhiên như cha ông ta đã từng ứng xử 200 năm về trước”.
Hội nghị kiến nghị ba chiến lược mà các quốc gia Á Châu cần ráo riết và quyết tâm hướng tới: 1) Kiên quyết quay lưng với các sản phẩm và giống thuộc GMO nhân tạo do tập đoàn Monsanto và Syngenta phát tán trên toàn Châu lục; 2) Thúc đẩy các cơ hội cho giới trẻ gặp gỡ thường xuyên thông qua các khóa thực hành nông nghiệp sinh thái ngắn ngày giữa các quốc gia; 3) Hình thành các mô hình hợp tác giữa các nhà nông sinh thái và người tiêu dùng có đạo đức với tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên từng vùng, miền, quốc gia và liên quốc gia. Tại Hội nghị, thay mặt Viện Phát triển Doanh nhân Cộng đồng (CENDI) và Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI), Bà Trần thị Lành kiến nghị giải pháp hành vi trao đổi hạt giống cây rừng và cây thuốc nam có nguy cơ tuyệt chủng giữa các vườn nông dân sinh thái trẻ, giữa các cộng đồng và các vườn trường đào tạo thực hành nhà nông sinh thái trong khu vực mỗi khi có cơ hội gặp gỡ hàng năm, đặc biệt là tạo cơ hội để hạt giống thiên nhiên giao lưu nhiều hơn sau hơn một thế kỷ giam cầm và cấm vận bởi con người hoặc vô tình hoặc hữu ý đã triệt tiêu giống thiên nhiên vì mục đích lợi nhuận (Profit seeking) từ nền kinh tế chạy theo thị trường bằng mọi giá của các kiểu công ty và các kiểu chuẩn chí tự bịa. Kiến nghị của Bà Trần thị Lành đã được giới nông dân trẻ hướng tới nền nông nghiệp truyền thống của cha ông hưởng ứng nhiệt liệt. Tại hội nghị, giới nông dân sinh thái trẻ đã thể hiện sự thấu đáo trong cuộc luận bàn “Tương lai hoàn toàn tùy thuộc vào bầu nhiệt huyết và đôi bàn tay của trẻ chính là sự tin tưởng của xã hội, và là cơ hội, cũng là trọng trách lớn đặt lên đôi vai trẻ phải gánh”.
Mỗi chúng ta hãy yêu mến mọi sinh linh quanh ta trong mỗi giây, mỗi phút, mỗi ngày như yêu bạn bè ta, mẹ cha ta và con cái ta. Hãy nhớ trong mỗi giây, mỗi phút, mỗi ngày ta là một sinh linh bé nhỏ như muôn sinh linh quanh ta, ắt hẵn giới trẻ sẽ nhìn lại chúng ta để cùng nhau chuộc lại lỗi lầm do người lớn và giới hàn lâm đã gây ra trong hơn 200 năm qua.