Để hiểu vai trò của giống biến đổi gen trong tương lai ngành nông nghiệp, chúng ta cần nhìn lại nguồn gốc của việc công nghiệp hoá nông nghiệp trong cái gọi là “Nông nghiệp Xanh” hay là “Cách mạng Xanh”, mà điển hình là công nghệ biến đổi gen, thường được gọi là “Nông nghiệp Xanh Lần thứ hai”, hay thậm chí là “Nông nghiệp gen”.
Cuộc “Cách mạng Xanh Lần thứ nhất” bắt đầu từ những năm 1960 với việc sản xuất độc canh quy mô lớn cùng các giống mới phát minh năng suất cao, sử dụng nhiều phân đạm, nước, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và máy móc nặng nề trên đồng ruộng.
Kết quả là có tăng sản lượng ngũ cốc, nhưng lại phải trả giá ô nhiễm môi trường, vấn đề sức khoẻ, phá hoại các cộng đồng canh tác truyền thống, tăng bất bình đẳng xã hội, tập trung hoá sự kiểm soát hệ thống lương thực trên thế giới trong tay các tập đoàn lớn, mất mát đa dạng sinh vật trong nông nghiệp và tri thức canh tác truyền thống.
Danh sách các tác động còn tiếp tục kéo dài, nhưng vấn đề mà ngay cả những người phát động công nghiệp hoá nông nghiệp không thể phủ nhận, đó là sự tăng trưởng sản xuất lương thực đã ở mức trung hoà ở thế đi ngang, và Cách mạng Xanh không còn là giải pháp cho vấn đề chống đói nghèo trên thế giới nữa.
Tải về để xem chi tiết!