Liên hệ: hepaspirit@gmail.com hoặc cendispirit@gmail.com * Online: 2 - Visited: 471577
Tin nổi bật
Video
01-27-2022 - 03:01:25
Rừng tâm linh cộng đồng hay rừng cao su công ty?
Rừng tín ngưỡng thuộc phạm trù niềm tin ở xã hội truyền thống, thể hiện cấu trúc văn hóa xã hội truyền thống gắn liền với vấn đề sắc tộc ở những vùng địa sinh thái đặc thù của đồng bào các dân tộc sống ở vùng núi rừng và biên giới. Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng sửa đổi bổ sung số 5 đưa Rừng tín ngưỡng đứng trong vị trí xếp loại rừng đặc dụng là một bước đột phá trong tư duy lập pháp và có vị thế bà đỡ quan trọng của hàng loạt các chiến lược bảo tồn để phát triển trong sứ mệnh hoàn phục lại niềm tin và nguồn vốn văn hóa, vốn xã hội và vốn sinh thái đối với hơn 14 triệu đồng bào các dân tộc đã và đang trong tình trạng khủng hoảng niềm tin từ sau chiến tranh chống Mỹ tới nay, do rừng đã bỏ họ ra đi bởi nhiều lý do khách quan. Rừng tín ngưỡng gắn liền với Đất tín ngưỡng. Trong khi điều 160 Luật đất đai 2013. Điểm 1 định nghĩa Đất tín ngưỡng là đất có đình đền miếu mạo và nhà thờ. Định nghĩa này chỉ mới thỏa mãn cấu trúc tín ngưỡng cơ học bề ngoài của người Kinh. Với dân tộc Kinh, đình, đền, miếu mạo và nhà thờ là nơi chốn để các Linh hồn đã khuất trú ngụ và ở đó cũng là chỗ linh thiêng để hậu thế tri ân và hương khói hàng năm, cũng là nơi họ đến cầu an, cầu phước để tự xoa dịu tâm lý khi bị khủng hoảng. Trong khi hơn 14 triệu đồng bào 54 dân tộc thiểu vùng rừng và biên giới thì không quan niệm như dân tộc Kinh. Với họ, mọi sinh linh trong thiên nhiên đều có linh hồn và các sinh linh trong thiên nhiên đều tự do đi lại ở bất cứ nơi nào. Các linh hồn của thiên nhiên luôn lắng nghe, quan sát và theo dõi các hành vi ứng xử của mọi thành viên trong không gian sinh tồn của cộng đồng...
Tải về để xem chi tiết!