“Để Việt Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất giống GMO xuất khẩu ra toàn khu vực cần tạo các điều kiện thuận tiện cho sản xuất mà nhất là được cấp giấy phép nhập giống bố mẹ cho những loại mà Việt Nam chưa có."
Xu thế như thác đổ
Công ty CP (Thái Lan) đặt chân đến Việt Nam để kinh doanh ngô giống sớm chỉ sau Bioseed và nhanh chóng gây dựng được một bộ máy vững mạnh. Tuy nhiên thời gian gần đây, thị phần của những công ty mang tính khai phá này sa sút dần trước sự đổ bộ thần tốc của những tập đoàn toàn cầu. Trong cuộc đua về hạt giống ngô lai nói chung và hạt giống ngô lai biến đổi gen (GMO) nói riêng, CP tưởng chừng hụt hơi, bị bỏ lại đằng xa khi Monsanto, Syngenta lần lượt đệ đơn xin phép được tung ra các giống GMO.
Thế rồi vận hội mới mở ra cho CP khi hợp tác với tập đoàn Monsanto để sản xuất hạt giống GMO mà hướng chính là xuất khẩu. Cái bắt tay này cả hai đều có lợi bởi Monsanto đang cần một đối tác có đủ năng lực ở Việt Nam còn CP ngoài lợi nhuận từ việc gia công giống cho đối tác còn mua được bản quyền gen GMO để tạo ra sản phẩm biến đổi gen của riêng mình…
Theo kế hoạch, năm 2017 CP sẽ trồng 1.760 ha trong đó giống lai truyền thống là 446 ha, 16 ha GMO của CP và 1.290 ha GMO gia công cho Monsanto. Như vậy từ tự chủ, từ nay CP sẽ “ngả vào vòng tay” của Monsanto và gia công sẽ trở thành guồng quay chủ đạo. Với sản lượng giống GMO khổng lồ này, phần bán ở Việt Nam sẽ rất nhỏ còn lại chủ yếu dành cho mục đích xuất khẩu...
Cảm ơn phóng viên đã có những thông tin phỏng vấn chi tiết và rất nóng hổi trên đây cho những chiến sĩ phát triển cộng đồng đang ngày đêm đèn sách ăn học từ các Doanh nhân Cộng đồng tại các buôn làng dân tộc Tây nguyên, đặc biệt là con đèo lịch sử mang tên Mang Đen lừng lẫy hai thời chống pháp và chống Mỹ, tại vùng địa chiến lược này, một Bhutan thứ hai với hơn 80% rừng tự nhiên đang được bảo vệ, và được Thủ tướng Chính phủ quyết định tại QĐ số 298/2012 là huyện du lịch sinh thái, hy vọng sẽ không xảy ra phép so sánh giữa người nông dân Ca Doong, H’re, Se đăng, Mnong đang lặng lẽ duy trì, bảo tồn và phát triển các giống lúa bản địa, ngô xưa, với các loài thực phẩm rừng dưới chân núi Ngọc Linh trồng một vụ đủ ăn hai năm; và người dân trồng Ngô biến đổi gen, bởi có lẽ, Đèo Măng Đen- dưới chân núi Ngọc Linh, thuộc Huyện Kon Plong- nơi duy nhất còn xứng đáng với hai câu thơ của cố Nhà thơ Hoàng Trung Thông đang mỉm cười nơi chín suối; với vần thơ tuyệt tác mà hôm nay cả thế giới đang chiêm nghiệm và xót xa “Hồn Tổ quốc ngự nơi rừng sâu thẳm; Rừng suy tàn Tổ quốc suy vong”! (Tran thi Lanh, Luang Prabang 10 tháng 5 năm 2017)./.
Tải về để xem chi tiết!