Liên hệ: hepaspirit@gmail.com hoặc cendispirit@gmail.com     *     Online: 1 - Visited: 431712
Cendi - Worship Nature
'Hồn nhiên, lãng mạn, bản lĩnh, bao dung và khát khao tự do là vốn trời cho. Nếu ta giá trị được món quá ban tặng đó của Ông Trời như phụng dưỡng mẹ cha ta, ta sẽ có được tự do của chính ta. Doanh nhân Cộng đồng luôn âm thầm thờ phụng món quà tự do của ông Trời ban tặng đó ở các cánh rừng già tưởng là giản đơn mà sâu lắng đến ngỡ ngàng' Trần thị Lành 2015!
Xuất bản
Xuất bản

Tin nổi bật

news Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Quản lý, sử dụng đất nưong rẫy vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thực trạng và giải pháp”.
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư” trong giao đất, giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng.
news Thể chế hóa logic và minh bạch Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu bằng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Đất đai
news Ba Điều hiện thực hóa Cương lĩnh Chính trị và Quan điểm Lập pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam phải có trong Luật Đất đai sửa đổi 2013 tại Quốc Hội khóa XV
news Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực
news TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong
news Xây dựng mô hình phát triển NNST (Rừng-rẫy-ruộng) gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa phương và xã hội hóa giai đoạn 2021-2025
news Một vài chia sẽ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hậu Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng (2014-2021) tại địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
news Liệu GMO (Sinh vật biến đổi gen) có thực sự giúp được các nước phía Nam bán cầu

Video

Rừng tâm linh cộng đồng hay rừng cao su công ty?

  • Rừng tín ngưỡng thuộc phạm trù niềm tin ở xã hội truyền thống, thể hiện cấu trúc văn hóa xã hội truyền thống gắn liền với vấn đề sắc tộc ở những vùng địa sinh thái đặc thù của đồng bào các dân tộc sống ở vùng núi rừng và biên giới. Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng sửa đổi bổ sung số 5 đưa Rừng tín ngưỡng đứng trong vị trí xếp loại rừng đặc dụng là một bước đột phá trong tư duy lập pháp và có vị thế bà đỡ quan trọng của hàng loạt các chiến lược bảo tồn để phát triển trong sứ mệnh hoàn phục lại niềm tin và nguồn vốn văn hóa, vốn xã hội và vốn sinh thái  đối với hơn 14 triệu đồng bào các dân tộc đã và đang trong tình trạng khủng hoảng niềm tin từ sau chiến tranh chống Mỹ tới nay, do rừng đã bỏ họ ra đi bởi nhiều lý do khách quan. Rừng tín ngưỡng gắn liền với Đất tín ngưỡng. Trong khi điều 160 Luật đất đai 2013. Điểm 1 định nghĩa Đất tín ngưỡng là đất có đình đền miếu mạo và nhà thờ. Định nghĩa này chỉ mới thỏa mãn cấu trúc tín ngưỡng cơ học bề ngoài của người Kinh. Với dân tộc Kinh, đình, đền, miếu mạo và nhà thờ là  nơi chốn để các Linh hồn đã khuất trú ngụ và ở đó cũng là chỗ linh thiêng  để hậu thế tri ân và hương khói hàng năm, cũng là nơi họ  đến cầu an, cầu phước để tự xoa dịu tâm lý khi bị khủng hoảng. Trong khi hơn 14 triệu đồng bào 54 dân tộc thiểu vùng rừng và biên giới thì không quan niệm như dân tộc Kinh. Với họ, mọi sinh linh trong thiên nhiên đều có linh hồn và các sinh linh trong thiên nhiên đều tự do đi lại ở bất cứ nơi nào. Các linh hồn của thiên nhiên luôn lắng nghe, quan sát và theo dõi các hành vi ứng xử của mọi thành viên trong không gian sinh tồn của cộng đồng...

    Tải về để xem chi tiết!