Liên hệ: hepaspirit@gmail.com hoặc cendispirit@gmail.com     *     Online: 1 - Visited: 435054
Cendi - Worship Nature
'Hồn nhiên, lãng mạn, bản lĩnh, bao dung và khát khao tự do là vốn trời cho. Nếu ta giá trị được món quá ban tặng đó của Ông Trời như phụng dưỡng mẹ cha ta, ta sẽ có được tự do của chính ta. Doanh nhân Cộng đồng luôn âm thầm thờ phụng món quà tự do của ông Trời ban tặng đó ở các cánh rừng già tưởng là giản đơn mà sâu lắng đến ngỡ ngàng' Trần thị Lành 2015!
Xuất bản
Xuất bản

Tin nổi bật

news Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Quản lý, sử dụng đất nưong rẫy vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thực trạng và giải pháp”.
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư” trong giao đất, giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng.
news Thể chế hóa logic và minh bạch Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu bằng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Đất đai
news Ba Điều hiện thực hóa Cương lĩnh Chính trị và Quan điểm Lập pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam phải có trong Luật Đất đai sửa đổi 2013 tại Quốc Hội khóa XV
news Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực
news TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong
news Xây dựng mô hình phát triển NNST (Rừng-rẫy-ruộng) gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa phương và xã hội hóa giai đoạn 2021-2025
news Một vài chia sẽ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hậu Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng (2014-2021) tại địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
news Liệu GMO (Sinh vật biến đổi gen) có thực sự giúp được các nước phía Nam bán cầu

Video

Tầm nhìn Chiến lược Viện CENDI & Liên minh LISO 2019 - 2025

  • Bối cảnh chiến lược của CENDI & Liên minh LISO
    1. Quyền đất và rừng cộng đồng Quyền được làm chủ trên mảnh đất và rừng cộng đồng đối với nhiều cộng đồng địa phương, bản địa ở Việt Nam tiếp tục là mối quan tâm chính của Viện CENDI và Liên minh LISO trong giai đoạn 2019 – 2025. Việc thiếu quyền được làm chủ trên mảnh đất và rừng của mình được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn đến “sự nghèo cấu trúc”, sự phụ thuộc và các vấn đề bất ổn về chính trị - xã hội.
    Một trong những bài học CENDI & Liên minh LISO học được trong 20 năm làm việc về đất và rừng, đó là: “Khi không có đất (tức là, quyền làm chủ trên đất) thì con người không có cuộc sống.” Vì vậy, nhu cầu cơ bản này – tức là, được đảm bảo quyền tiếp cận, quyền làm chủ trên mảnh đất và rừng cộng đồng – nơi họ sinh ra và lớn lên sẽ là điểm ưu tiên; bởi nhu cầu này vẫn chưa được đảm bảo và giải quyết triệt để từ nhiều chương trình của Chính phủ.
    Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ đất rừng cộng đồng do cộng đồng (địa phương, bản địa) quản lý trên phạm vi toàn quốc vẫn chưa được nhiều. Nếu chỉ tính riêng tại tỉnh Kon Tum, số liệu tại năm 2016 đã cho thấy tỷ lệ này chiếm 0,47% (Hình 1, nguồn http://maps.vnforest.gov.vn/vn).

    Hình 1: Diện tích đất rừng được quản lý bởi các chủ rừng tại tỉnh Kon Tum (Bản đồ rừng Việt Nam 2016)

    Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nhận diện rừng tín ngưỡng và rừng bảo vệ nguồn nước do cộng đồng dân cư thôn, bản làm chủ bằng việc thông qua Luật Lâm nghiệp 2017. Tuy nhiên, để Luật đi đến đời sống thực vẫn còn là một hành trình dài. Nhiều tài liệu phân tích và phản biện đã chỉ rõ việc thực thi luật, đưa Luật vào đời sống trong quá trình thực thi ở Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc và là một trong những thách thức lớn.
    CENDI & Liên minh LISO nhận thức rằng, cùng với Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực từ 1/1/2019 và bằng việc tiếp tục thúc đẩy quyền hợp pháp của cộng đồng địa phương đối với đất và rừng, cụ thể tại Điều 86 và các điều, điểm liên quan trong Luật Lâm Nghiệp 2017 trong giai đoạn tới (2019 – 2025) sẽ tiếp tục đóng góp vào tiến trình chung nâng cao quyền tiếp cận, quyền được làm chủ trên mảnh đất và rừng cộng đồng đối với nhiều cộng đồng dân cư.

    Tải về để xem chi tiết!