Liên hệ: hepaspirit@gmail.com hoặc cendispirit@gmail.com     *     Online: 2 - Visited: 431207
Cendi - Worship Nature
'Hồn nhiên, lãng mạn, bản lĩnh, bao dung và khát khao tự do là vốn trời cho. Nếu ta giá trị được món quá ban tặng đó của Ông Trời như phụng dưỡng mẹ cha ta, ta sẽ có được tự do của chính ta. Doanh nhân Cộng đồng luôn âm thầm thờ phụng món quà tự do của ông Trời ban tặng đó ở các cánh rừng già tưởng là giản đơn mà sâu lắng đến ngỡ ngàng' Trần thị Lành 2015!
Xuất bản
Xuất bản

Tin nổi bật

news Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Quản lý, sử dụng đất nưong rẫy vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, thực trạng và giải pháp”.
news KẾ HOẠCH TỌA ĐÀM “Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư” trong giao đất, giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, thu hồi rừng.
news Thể chế hóa logic và minh bạch Chủ sở hữu và Đại diện chủ sở hữu bằng văn bản pháp luật trong lĩnh vực Đất đai
news Ba Điều hiện thực hóa Cương lĩnh Chính trị và Quan điểm Lập pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam phải có trong Luật Đất đai sửa đổi 2013 tại Quốc Hội khóa XV
news Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực
news TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong
news Xây dựng mô hình phát triển NNST (Rừng-rẫy-ruộng) gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng của địa phương và xã hội hóa giai đoạn 2021-2025
news Một vài chia sẽ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hậu Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng (2014-2021) tại địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
news Liệu GMO (Sinh vật biến đổi gen) có thực sự giúp được các nước phía Nam bán cầu

Video

Tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của người Ca Dong

  • Ở làng Tu Ngú, xã Đăk Nên, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, canh tác lúa rẫy là phương thức canh tác truyền thống của người Ca Dong. Phương thức canh tác lúa nước mới được bà con tiếp thu và ứng dụng từ năm 1989 trong quá trình giao lưu với những làng khác và dưới các chương trình khuyến nông của Nhà nước. Tuy thế, phương thức canh tác lúa nước đã hòa quyện vào kho tàng tri thức bản địa và văn hóa truyền thống của làng.

    Canh tác lúa nước ở làng Tu Ngú không sử dụng phân bón, không thuốc trừ sâu, không thuốc trừ cỏ và phương pháp làm đất rất cơ bản. Lúa được canh tác 2 vụ/năm, sản lượng lúa của các gia đình đảm bảo tự cung tự cấp và một phần dự phòng hàng năm. Trong ruộng cá, ốc, ếch nhái cùng sống chung với lúa và trở thành một phần thức ăn trong đời sống hằng ngày của người dân.



    Cánh đồng lúa nước của người dân làng Tu Ngú nằm ở bờ bên kia của dòng sông Đăk Meo - ranh giới phân chia tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi. Đất canh tác lúa nước của làng thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi nhưng đã được bà con khai hoang để canh tác từ nhiều năm nay nên vùng này trở thành đất canh tác truyền thống của làng. Cánh đồng không lấy nước từ sông Đăk Meo mà lấy nước từ những khe suối của những ngọn núi xung quanh đó. Cánh đồng là một triền đất thoai thoải, nhưng không bị ngập vào mùa mưa và không bị ảnh hưởng bởi hạn hán vào mùa khô.

    Với vị trí này ruộng lúa được hưởng trọn vẹn nguồn dinh dưỡng giàu có và cân đối từ hàng trăm ha rừng tự nhiên theo nguồn nước đi xuống. Vậy nên, ruộng không cần bất kỳ loại phân vô cơ hay hữu cơ gì mà lúa vẫn khỏe mạnh và cho năng suất tốt.

    Cây lúa sinh trưởng và phát triển trong một hệ sinh thái cân bằng với mức độ đa dạng sinh học cao. Số lượng những loài sinh vật gây hại được khống chế chặt chẽ bởi các loài thiên địch nên chúng không thể phát triển bùng nổ làm ảnh hưởng đến năng suất của lúa. Hơn nữa, những hạt lúa khỏe mạnh nhất được bà con giữ lại cho mùa sau, đảm bảo mầm bệnh không phát sinh và lây lan cho cả cánh đồng. Đây là những nguyên nhân cốt lõi của việc người dân không cần áp dụng các phương pháp phòng trừ sâu bệnh.

    Người dân nhổ cỏ bằng tay sau khi cây lúa lên cao khoảng 20cm, ở những ruộng cỏ nhiều thì cỏ được nhổ thêm một lần nữa. Trên bờ, cỏ được phát cùng với lần nhổ cỏ thứ nhất, và được phát lần hai khi chúng đã lên tốt. Sự phát triển của cỏ dại ở dưới ruộng được hạn chế bởi 3 nguyên nhân chính: thứ nhất, mực nước ở trong ruộng luôn được giữ ở một mức ổn định, cho nên chỉ những loài cỏ có khả năng sống ở trong nước mới tồn tại và phát triển được, những loài cỏ khác hoặc bị chết hoặc phát triển kém; thứ hai, ốc và cá đã ăn một phần cỏ ngay khi chúng mới mọc mầm; thứ ba, cách thức làm đất cơ bản làm hạn chế khả năng nảy mầm của cỏ dại. Sau khi gặt, người dân dùng cuốc để vùi lớp rạ xuống và lật lớp đất lên rồi đánh nhuyễn lớp đất đó, sau đó ruộng được san phẳng bằng cách đẩy một tấm gỗ có gắn cán đi khắp mặt ruộng. Nước luôn được giữ ở trong ruộng cho ngấu đất mà không phơi ải và không cày bừa sâu. Những hạt cỏ có sức sống mạnh mẽ nằm ở tầng đất sâu không được lật lên nên không có cơ hội nảy mầm làm hạn chế đáng kể số lượng cỏ trong ruộng.

    Người Ca Dong luôn làm lán ở nơi họ canh tác, cho dù là lúa rẫy hay lúa ruộng, diện tích canh tác là lớn hay nhỏ. Xung quanh lán, cây ăn quả như cau, chuối, mít cùng với các loài rau được trồng để sử dụng cho những bữa ăn trong những ngày làm việc trên ruộng. Nhìn xa, những khu vườn này trong giống như những “ốc đảo” xanh rì giữa quang cảnh rộng rãi của ruộng lúa và rừng tự nhiên. Lán của người Ca Dong được làm kiên cố bằng gỗ và tre nứa. Trong lán có đầy đủ các vật dụng cần thiết hàng ngày như dụng cụ lao động, nồi niêu, củi lửa và chăn màn. Cuộc sống ở lán tiện nghi đến thú vị, khi mà gạo muối, ốc cá và rau củ đã có sẵn trong cùng một không gian làm việc và nghỉ ngơi.

    Mùa gặt lúa là thời điểm rất sôi động trên cánh đồng vì cả làng đến gặt giúp cho một nhà, rồi cứ thế quay vòng. Trong khi phần lớn thành viên gặt lúa thì một số thành viên bao gồm cả trẻ em và người luống tuổi đi hái rau, xúc cá và bắt ốc ở dưới những ruộng đã gặt để nấu cơm trưa cho tất cả mọi người. Buổi chiều hôm đó sau khi gặt xong, tất cả mọi người sẽ về nhà chủ hộ để uống rượu ghè và ăn cơm tối cùng nhau. Làm việc theo hình thức cộng đồng là nét văn hóa đặc trưng của người Ca Dong. 

    Những bông lúa nước cũng có hồn như những bông lúa rẫy, để được những vụ mùa bội thu là nhờ vào sự phù hộ của Giàng (thần rừng, thần núi, thần đất, thần nước) cho nên trước khi gieo mạ và trước khi gặt, người Ca Dong làng Tu Ngú cũng cúng Giàng, cầu xin Giàng cho mùa màng tươi tốt, cây lúa có hạt và cảm tạ Giàng trước khi gặt để đem hồn lúa về kho.

    Lê Hồng Giang